Các Câu hỏi Thường gặp (FAQ) cho thân nhân

của người bệnh tâm thần

 

 

Trợ giúp cho người thân
“Tôi cảm thấy quá tải vì mẹ tôi đang bị bệnh về tâm thần và cần phải có trợ giúp về y tế. Tuy nhiên mẹ tôi không tự nhận ra được điều này. Tôi cần phải làm gì?”

Điều quan trọng là bạn, với tư cách là một thành viên trong gia đình, nên biết rằng mình không thể làm bất cứ điều gì “cho” những người bị bệnh, nhưng vẫn có thể đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình. Mẹ Bạn vẫn tự quyết và đó cũng không hẳn là không tốt. Bạn có thể hỏi han mẹ và bày tỏ mối quan tâm nhưng cũng nên để ý đến giới hạn của mình. Bạn cũng nên hiểu đây là một việc cần nhiều thời gian và không thể nhận  được thành công trong một sớm một chiều được.

Ví dụ:
Mẹ dạo này hay bị đau đầu và mất ngủ. Con khá lo lắng cho mẹ. Mẹ có muốn con đưa mẹ đi bác sĩ không? Mẹ có cần con giúp gì không?

Ở Berlin có các trung tâm tư vấn chuyên nghiệp sẽ luôn lắng nghe những thắc mắc của Thân nhân người bệnh. Những nhân viên tại đây sẽ tư vấn cũng như xác định vị trí và củng cố trách nhiệm của thân nhân đối với người bệnh .

Dưới đây là những địa chỉ hữu ích dành cho thân nhân người bệnh tâm thần:

Trung tâm hỗ trợ Thân nhân người bệnh tâm thần Berlin
KBS – Cơ sở kết nối và tư vấn tâm lý xã hội  (Địa điểm ở các quận tại Berlin)
Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp Berliner Krisendienst (có 8 địa điểm ở Berlin)

Trò chuyện với người bệnh
“Tôi phải mở lời thế nào với bố mẹ về bệnh tâm thần?”

Tốt hơn nên giải thích cảm giác của bạn về điều bạn đang lo lắng, hơn là yêu cầu thẳng họ phải làm điều gì. Khi đặt câu hỏi, nên đặt dạng câu hỏi mở và thể hiện sự quan tâm cụ thể. Bạn cũng có thể cố gắng giải thích cho thân nhân mình, ví dụ như Mẹ, về hậu quả của việc cứ tránh né tiếp xúc xã hội.

Một cách khác cũng khá hiệu quả là nói chuyện với bác sĩ gia đình, người hay theo dõi tình trạng sức khỏe của người thân, về những tình trạng thể chất như rối loạn giấc ngủ…

Ví dụ:
“Dạo này con rất lo cho sức khỏe của bố/mẹ. Sao bố/mẹ dạo này khó ngủ? Có đau nhức chỗ nào nữa không?”
“Mẹ bị đau chân nên ít đi ra ngoài. Tuy nhiên vận động và không khí trong lành, kể cả gặp gỡ nói chuyện với người quen cũng tốt. Hay hôm nào con đi dạo cùng mẹ nhé hoặc đưa mẹ đến Bác A chơi nhé?”

Chủ đề cấm kỵ
“Em trai tôi (21) bị bệnh tâm thần. Bố mẹ tôi không muốn tôi nói chuyện này với bất kỳ ai. Tôi không biết như thế có giúp được gì cho em tôi không?”

Bệnh tâm thần cũng thường là một chủ đề cấm kỵ ở Đức, do đó bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp trên tại nơi làm việc không phải lúc nào cũng được biết. Những người bị bệnh thường phải chịu đựng „kép“: thứ nhất chịu đựng chính căn bệnh này và điều thứ hai là phải luôn tìm cách giấu diếm. Nhưng hãy cùng gia đình nói chuyện cởi mở với em trai bạn và hỏi xem em ấy thực sự muốn gì. Nếu em  ấy không muốn những người xung quanh biết bệnh tình của mình thì bạn nên tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, là một thành viên trong gia đình, bạn cũng có những điều cần được giải tỏa. Ở Berlin có các dịch vụ tư vấn hoặc các nhóm tự giúp đỡ cho người thân. Ví dụ như Trung tâm giúp đỡ Thân nhân người bệnh tâm thần Berlin.

Khủng hoảng cấp tính”
“Tôi có thể dựa vào những biểu hiện nào để nhận biết người thân của mình mắc bệnh tâm thần nặng và cần phải chữa trị. Tôi cần làm gì trong trường hợp này?”

Thường không dễ để chuẩn đoán bệnh tình. Nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn nên đi tư vấn tại các Trung tâm như Ban phụ trách tâm thần xã hội Sozialpsychitrischer Dienst (SpD) hoặc Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp (Berliner Krisendienst). Bạn có thể đi cùng người bệnh hoặc đi một mình với tư cách là thân nhân. Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp (Berliner Krisendienst) nhận tư vấn và hỗ trợ hàng ngày hàng giờ. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập https://www.berliner-Krisendienst.de .

Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, khi người bệnh có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người xung quanh hoặc chưa muốn đi điều trị, đôi khi cần sự can thiệp của cảnh sát và xe cứu thương. Trong trường hợp không chắc cần nên làm gì, bạn có thể gọi Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp (Berliner Krisendienst) để được tư vấn.

Điều trị mà không có sự đồng ý
“Tôi nghi ngờ mẹ tôi bị bệnh tâm thần. Nhưng bà không tự nhận ra và cũng không muốn đi khám. Liệu tôi vẫn nên gọi điện đến xin lịch hẹn tại phòng khám ngoại trú hay không?”

Không. Nếu bản thân người bệnh từ chối điều trị, thì Bạn sẽ không nhận được lịch hẹn tại phòng khám. Trong trường hợp khẩn cấp (gây nguy hiểm cấp tính cho bản thân và những người khác), nên gọi dịch vụ cấp cứu (112), cảnh sát (110) hoặc Ban phụ trách tâm thần xã hội (Sozialpsychiatrischer Dienst) . Trong trường hợp không khẩn cấp, Bạn nên đến xin lịch hẹn tư vấn tại bác sĩ gia đình/bác sĩ đa khoa. Khi khám các bệnh về thể chất, các bác sĩ cũng có thể đưa ra các chuẩn đoán về bệnh tâm thần hoặc có cách tiếp cận với bệnh nhân khác so với thân nhân của họ.
Dưới đây là địa chỉ của các bác sĩ đa khoa nói tiếng Việt, ví dụ: Allmed.berlin (Mai Thy Phan-Nguyen), nhóm thực hành opp38 (Dr. med. Viet Dinh Khac)