HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN
So với các nhóm di cư khác, người gốc Việt Nam ít được điều trị hơn trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm lý ở Berlin. Hậu quả là nhóm người này khi được điều trị đã ở giai đoạn mãn tính. Ngoài ngôn ngữ thì thái độ kỳ thị đối với người mắc bệnh liên quan đến tâm thần trong cộng đồng người Việt Nam là rào cản trong việc tiếp cận các cơ sở chăm sóc y tế.
Năm 2010 phòng khám ngoại trú tâm thần đặc biệt bằng tiếng Việt tại cơ sở Benjamin Franklin khai trương và tiếp đó năm 2013 một cơ sở khám chữa bệnh bằng tiếng Việt khác tại PIA thuộc bệnh viện KEH. Đến nay hai cơ sở trên đã tiếp nhận và chữa trị hơn 420 bệnh nhân. Ba cở sở khác cũng đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ bổ sung, và các dịch vụ này cũng đều có nhân viên nói tiếng Việt. Nhờ sự hợp tác tốt đẹp của tất cả các bên trong mạng lưới “Sức khỏe tâm thần của người di cư Việt Nam” từ năm 2013, một “mạng lưới trợ giúp” đã được thiết lập, bao gồm các trợ giúp từ công tác tư vấn di cư ngưỡng thấp đến chăm sóc tâm thần và tâm lý xã hội trong hỗ trợ sống và tương tự.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy những người bị ảnh hưởng khi tìm kiếm sự trợ giúp y tế thường đã quá muôn, nghĩa là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng nên cơ hội điều trị bị hạn chế. Những người đã được trợ giúp cho thấy rằng họ và người nhà thường cố tình che giấu do xấu hổ và sợ bị phân biệt đối xử hoặc hoàn toàn rút lui khỏi cộng đồng để không bị phát hiện.
Nghiện rượu hoặc cờ bạc, vốn là tệ nạn khá phổ biến trong cộng đồng Việt Nam, đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến là một bệnh lý có thể điều trị được. Các gia đình bị ảnh hưởng không tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài để giải quyết “vấn đề” của họ mà chỉ muốn giữ cho riêng mình
MỤC ĐÍCH
Dự án hoạt động với mục đích đóng góp vào việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng Việt Nam để đối phó với các bệnh tâm thần, nghiện ngập và khuyết tật tâm thần ở Berlin.
Các mục tiêu phải đạt được: (tùy theo từng nhóm đối tượng)
- Người nói tiếng Việt tham gia tích cực vào dự án đã có được kiến thức về các bệnh tâm thần, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị.
- Biết các hệ thống hỗ trợ tương ứng
- Nếu cần,có thể tìm kiếm các đầu mối liên lạc thích hợp để người thân và / hoặc những người bị ảnh hưởng có thể nói chuyện cởi mở về kinh nghiệm của chính họ.
- Người khuyết tật tâm thần trong và ngoài cộng đồng Việt Nam tham gia nhiệt tình hơn vào các hoạt động.
CÁC HOẠT ĐỘNG
Công tác phổ biến kiến thức
Các buổi gặp gỡ trao đổi thông tin, phổ biến kiến thức tại các hội đoàn của người Việt tại quận Lichtenberg về các chủ đề sức khỏe tâm thần, giúp đối phó căng thẳng, nghiện ngập, v.v. bằng tiếng việt
- Thường xuyên công bố thông tin chuyên môn trên trang web bằng tiếng Việt của Mạng lưới Sức khỏe Tâm thần của cộng đồng Việt Nam tại Berlin
- Tư vấn bằng tiếng Việt cho tất cả những ai có thắc mắc về chủ đề Sức khỏe tâm lý
- Trang Facebook (tiếng Việt)
Các hoạt động trong mảng truyền thông xã hội
- Thành lập nhóm kín trên trang Facebook để tạo không gian an toàn cho những bệnh nhân và người nhà của họ, cũng như là diễn đàn dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh có thể trao đổi thông tin
- Tuyên truyền thông tin và tư vấn định hướng trên mạng xã hội (đặc biệt là các nhóm Facebook tiếng Việt)
Nhóm tự giúp nhau
- Nhóm tự lực dành cho những người bị căng thẳng / bệnh tật về tinh thần bằng tiếng Việt (kể từ tháng 9 năm 2021: hoạt động vào Thứ Năm tuần thứ 3 của tháng tại Berlin-Lichtenberg)
Công việc kết nối và quan hệ với các hội đoàn khác
- Thu hút những người có ảnh hưởng từ cộng đồng Việt Nam (công ty, cộng đồng tôn giáo, v.v.) làm đối tác.
- Tạo và phân phát tờ rơi song ngữ về các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ hiện có cho những người mắc bệnh tâm thần
- Hợp tác với mạng lưới “Sức khỏe tâm thần của người di cư Việt Nam”
Liên hệ
Nozomi Spennemann (Quản lý dự án) | 030 2900 6948 | nozomi.spennemann@via-in-berlin.de
Hang Hoang (Cộng tác viên dự án) | 0163 5214 368 | hang.hoang@via-in-berlin.de
Dự án kéo dài 5 năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 và được Aktion Mensch tài trợ.